CƯƠNG LĨNH TĂNG TRƯỞNG XE ĐIỆN Ở MỸ BỊ TỔNG THỐNG TRUMP HỦY BỎ, TÁC ĐỘNG SẼ LÀ GÌ?
Trong số cả trăm sắc lệnh tổng thống được ông Donald Trump ký thông qua ngay sau khi ông nhậm chức vào hôm thứ 2 vừa rồi, là sắc lệnh hủy bỏ đạo luật do tổng thống Biden đưa ra, với mục tiêu đến năm 2030, 50% số xe hơi bán ra thị trường Mỹ là những chiếc ô tô điện. Đạo luật này ban đầu được tổng thống Biden thông qua vào năm 2021.
Nhưng đạo luật này không phải một yêu cầu mang tính pháp lý, mà là những điều khoản mang ý nghĩa hỗ trợ ngành công nghiệp lắp ráp ô tô cũng như các ngành phụ trợ đạt được mục tiêu kể trên. Trong đó có cả những khoản trợ cấp, miễn thuế hay hỗ trợ khác để các tập đoàn xe hơi nghiên cứu, phát triển, lắp ráp và bán ô tô điện tại Mỹ. Cùng lúc, đã từng có thời điểm ông Trump bày tỏ quan điểm muốn chấm dứt việc miễn thuế lên tới 7.500 USD đối với những người Mỹ mua những chiếc xe ô tô điện.
Nói về những quy định này, trong sắc lệnh của ông Trump phê duyệt coi chúng là “những khoản trợ cấp không công bằng, cùng những hành động bóp méo thị trường khác do chính phủ trước áp đặt một cách thiếu cân nhắc, ưu tiên xe ô tô điện hơn những công nghệ khác, về cơ bản là ép người Mỹ mua chúng.”
1. Hủy mục tiêu tỷ lệ thị phần xe điện năm 2030
Còn tới thời điểm đầu tuần này, sắc lệnh của tổng thống Trump đã hủy bỏ mọi khoản trợ cấp của chính phủ Mỹ để mở rộng quy mô mạng lưới trạm sạc ô tô điện trên toàn nước Mỹ. Trong đó cũng có điều khoản kết thúc quy định cho phép các bang tự đặt ra luật cấm bán xe hơi động cơ đốt trong kể từ năm 2035. Trước đó hồi tháng 12/2024, bang California đã được chính quyền liên bang cấp phép để chính quyền bang này tự điều chỉnh quy định xe hơi loại nào sẽ được bán ra thị trường trong tương lai.
Đối với loại giấy phép này, trong sắc lệnh được thông qua hôm thứ 2 vừa rồi, ông Trump cho biết cơ quan quản lý môi trường EPA “nếu cần thiết thì nên chấm dứt những giấy phép miễn trừ khí thải của các tiểu bang, với chức năng hạn chế doanh số ô tô chạy xăng bán ra thị trường.”
Tất cả những điều khoản trong sắc lệnh chấm dứt mục tiêu phát triển thị trường và doanh số ô tô điện tại Mỹ đến năm 2030 là những động thái đi ngược lại hoàn toàn những mong muốn của cả một liên minh các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ. Ngay sau khi kỳ bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra đầu tháng 11 năm ngoái kết thúc, liên minh này đã gửi một lá thư tới ông Trump vào ngày 12/11/2024, khi ấy là tổng thống đắc cử với tiêu đề: “Các hãng xe gửi ông Trump: Xin hãy bắt chúng tôi bán ô tô điện."
Lá thư được đại diện các tập đoàn ô tô Mỹ, Liên minh sáng tạo ngành xe hơi gửi tới ông Trump. Lá thư này có đoạn viết, ngành xe hơi Mỹ sẽ chỉ có thể thành công với “sự ổn định và tương lai có thể đoán trước”, vì hầu hết các tập đoàn trong số họ đều đã đổ hàng tỷ USD nghiên cứu phát triển những platform ô tô điện để tạo ra sản phẩm thương mại.
Ở một khía cạnh khác, về mặt quy định bảo vệ môi trường, chính quyền tổng thống Trump không phải là những người duy nhất nắm quyền lực đảo ngược những quy định và quy chuẩn khí thải, chí ít là thông qua những sắc lệnh do tổng thống phê duyệt và thông qua. Các quan chức của chính quyền ông Trump sẽ phải làm việc với cơ quan Environmental Protection Agency, đề xuất quy định và luật lệ mới, và phải được quốc hội thông qua nữa.
Vậy thì tác động của sắc lệnh mới, hủy bỏ mục tiêu ban đầu về tỷ lệ xe điện bán ra thị trường, cho phép các hãng xe đạt được mức tiêu chuẩn khí thải do EPA hay Bộ giao thông vận tải Mỹ đang áp dụng sẽ như thế nào?
Đầu tiên và quan trọng nhất, sắc lệnh của ông Trump sẽ không thể chấm dứt bước chuyển dịch từ xe động cơ đốt trong sang ô tô điện, thứ mà các tập đoàn đang thực hiện, mà sẽ chỉ khiến tốc độ chuyển dịch chậm lại mà thôi. K. Venkatesh Prasad, phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Xe hơi của Mỹ khẳng định: “Quá trình chuyển dịch chắc chắn không dừng lại. Chúng tôi đang thấy những khoản đầu tư khổng lồ ở tầm dài hạn cho công nghệ và sản phẩm xe điện. Không có sắc lệnh nào thay đổi được điều đó hết.”
2. Sắc lệnh mới có khi là điều tốt
Nếu như trước đây, sắc lệnh được tổng thống Biden phê duyệt năm 2021 tạo ra khung sườn pháp lý để chính quyền liên bang và chính quyền các tiểu bang, rồi những cơ quan thuộc chính phủ, từ EPA đến bộ giao thông vận tải đặt ra quy định về tỷ trọng xe điện và xe xăng các hãng được phép bán, thì với sắc lệnh mới, những khung sườn và mục tiêu này sẽ biến mất.
Kết hợp điều đó với thực tế là sẽ chẳng có hãng xe nào từ bỏ hoàn toàn mục tiêu sản xuất và bán xe điện ở mọi phân khúc tầm giá và kích thước xe ra thị trường Mỹ, sắc lệnh mới được ông Trump thông qua có thể sẽ giúp các tập đoàn dễ thở hơn trong quá trình chuyển dịch, tiếp tục tạo ra những chiếc xe động cơ xăng hay diesel phục vụ thị trường, giãn dần kế hoạch và doanh số xe điện xuất xưởng. Còn đối với người tiêu dùng, sắc lệnh mới sẽ khiến họ có thêm lý do chọn mua những chiếc ô tô động cơ đốt trong.
Còn các nhà nghiên cứu môi trường đưa ra lo ngại rằng, quá trình chuyển giao từ xe xăng sang xe điện diễn ra chậm lại có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, quá trình quan trọng để chống lại biến đổi khi hậu.
Một tập đoàn đang gặp khó khăn trong kinh doanh là Stellantis, sở hữu những thương hiệu như Jeep, Chrysler, Ram và Dodge đã lên tiếng hoan nghênh sắc lệnh mới của tổng thống Trump, coi đó là cách tiếp cận “vô cùng tích cực”, và cho biết tập đoàn “đang ở vị thế ổn để thích nghi với những thay đổi trong chính sách của chính quyền mới.”
Người phát ngôn của General Motors thì đưa ra tuyên bố ngắn gọn, rằng họ chờ đợi được làm việc và đối thoại với chính quyền mới để nhắm tới mục tiêu chung, đó là một ngành xe hơi của nước Mỹ vững mạnh.
3. Vì sao không cản được xu hướng xe điện?
Lý do đầu tiên là đơn giản nhất, các tập đoàn như Ford, GM hay Stellantis ở Mỹ đều đã đổ hàng tỷ USD cho kế hoạch dài hạn sản xuất ô tô điện. Thêm nữa, ngành xe hơi Mỹ cũng đang phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp khi họ phải cạnh tranh với những nhà sản xuất xe điện khác trên toàn thế giới, chẳng hạn như từ Trung Quốc, những cái tên đã có kế hoạch và đã bắt đầu thương mại hóa xe điện một cách nghiêm túc.
Phó chủ tịch Prasad của Trung tâm Nghiên cứu Xe hơi nói rằng: “Nhiệm kỳ tổng thống chỉ có 4 năm thôi. Còn những dự án nhà máy lắp ráp ô tô điện là thành quả của những khoản đầu tư kéo dài 20 đến 30 năm. Khi xây dựng nhà máy, không phải muốn là dẹp đi được.” Vậy nên, dự đoán của các nhà phân tích thị trường, hay của chính phó chủ tịch Prasad, là sắc lệnh mới của tổng thống Trump sẽ chỉ tạo ra những thay đổi ở tầm ngắn hạn, từ nay tới hết thập niên 2020, cho tới những năm đầu thập niên 2030.
Một trong những tác động có thể xảy ra, là các hãng xe sẽ ra mắt những mẫu xe hybrid kết hợp cả động cơ xăng lẫn động cơ điện, hoặc những chiếc xe điện nhưng sở hữu extender dùng nhiên liệu hóa thạch để tăng tầm vận hành của hệ thống pin xe điện… Nói cách khác, quá trình chuyển dịch giờ sẽ là những quyết định dễ dàng hơn cả về mặt sản phẩm kinh doanh lẫn chi phí kinh doanh của các tập đoàn.
Còn trong khi đó, tại những bang như Tennessee, Georgia hay Kentucky bên Mỹ, những nhà máy và dây chuyền sản xuất xe điện cũng như phụ trợ cho ngành xe điện đang xuất hiện và bắt đầu vận hành. Khả năng rất cao là chính quyền cũng như chính trị gia của các tiêu bang sẽ phản đối quyết định ngừng hỗ trợ đầu tư cho những nhà máy ấy, thứ vừa củng cố tình hình kinh tế của bang, vừa tạo ra hàng chục nghìn việc làm tại bang của họ.
Các chuyên gia trong ngành thì lại đưa ra quan điểm có phần dè dặt và lo ngại hơn. Chưa rõ những quy định trong sắc lệnh mới do ông Trump phê duyệt có giúp được gì cho thị trường lao động trong ngành xe hơi Mỹ hay không. Nhiều thập kỷ qua, tỷ lệ outsource ngành xe hơi Mỹ càng lúc càng cao, khi các tập đoàn chuyển dịch sang sản xuất ở những quốc gia nơi chi phí lao động rẻ hơn. Tổng số việc làm phục vụ ngành xe điện ở Mỹ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cả ngành xe hơi.
4. Xe điện có khiến công nhân thất nghiệp?
Tại sao ông Trump lại nghĩ rằng, chấm dứt mục tiêu tăng trưởng thị phần và doanh số xe điện bán ra tại Mỹ sẽ giúp ích cho thị trường lao động trong ngành xe hơi? Nó đến từ một thực tế của những chiếc ô tô điện, chúng đều sở hữu ít phụ tùng và cần ít công nhân lắp ráp hơn những chiếc xe hơi động cơ xăng. Một bản báo cáo năm 2024 của think tank America First Policy Institute đưa ra quan điểm cho rằng, sắc lệnh được ông Biden phê duyệt năm 2021, đặt ra nền móng cho mục tiêu năm 2030, có thể sẽ khiến 200 nghìn công nhân trong ngành xe hơi Mỹ bị mất việc.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của ông Trump vào giữa năm ngoái. Trên đường đi gặp các cử tri tại nhiều bang, ông Trump đã có nhiều thông điệp gửi tới một bộ phận cử tri vô cùng quan trọng ở bang Michigan, đó chính là những công nhân ngành xe hơi. Trên sân khấu, ông khẳng định rằng “chiến lược chuyển dịch sang xe điện của ông Biden đang bóp nghẹt tầng lớp lao động bang Michigan.”
Tuy nhiên, các nhà phân tích trong ngành khẳng định, vì xe điện cần ngành công nghiệp phụ trợ quy mô lớn hơn, nên chưa chắc quá trình chuyển dịch sang sản xuất xe điện sẽ cần ít nhân công hơn so với các dây chuyền sản xuất xe xăng hay nhiên liệu hóa thạch nói chung. Dẫn lời phó chủ tịch Prasad: “Hoàn toàn không có nguy cơ tăng tỷ lệ thất nghiệp khi chuyển dịch sang sản xuất xe điện. Đúng là nếu nhìn ở góc nhìn cực kỳ ngắn, thì mỗi dây chuyền lắp ráp xe điện cần ít nhân viên hơn. Nhưng nếu nhìn rộng ra, nhìn vào cả những dây chuyền sản xuất pin, sản xuất cell của từng hệ thống pin, thì cơ hội việc làm là rất lớn.”
Đồng tình với quan điểm này là nhà phân tích thị trường thuộc Bank of America, John Murphy. Nhưng anh cho biết thêm: “Nếu quá trình chuyển dịch từ sản xuất xe xăng sang xe điện chậm lại, thì nguy cơ đối với thị trường việc làm sẽ tăng đáng kể và ngay lập tức. Hiện tại thì sắc lệnh sẽ giúp ích cho người dân lao động Mỹ, vì họ còn đang làm ở những dây chuyền lắp ráp xe xăng. Nhưng 10 năm nữa, khi xe điện thay thế được xe xăng, nếu nước Mỹ không có những khoản đầu tư phù hợp, thì cả ngành lắp ráp lẫn thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng lớn.”
5. Nhu cầu đất hiếm và nguyên liệu cho xe điện Mỹ sẽ không giảm
Khi các tập đoàn xe hơi Mỹ có những động thái chậm lại trong việc chuyển dịch sang sản xuất và kinh doanh chủ yếu ô tô điện, nhu cầu những loại đất hiếm quan trọng, hay lithium, thứ không thể thiếu trong những hệ thống hàng nghìn cell pin phục vụ xe điện sẽ tạm thời giảm. Nhưng cả ngành khai thác và tinh luyện đất hiếm phục vụ sản xuất pin xe điện nói riêng và thiết bị công nghệ toàn cầu nói chung sẽ không bị ảnh hưởng.
Lý do là vì, ngoài nước Mỹ (hiện là thị trường ô tô lớn thứ nhì thế giới), thì ở phần còn lại, bao gồm cả thị trường lớn nhất là Trung Quốc, nhu cầu ô tô điện vẫn cứ tăng trưởng đều đặn, tăng mạnh là đằng khác, nhờ vào những chính sách và hỗ trợ của chính phủ các quốc gia để thực hiện chuyển đổi giao thông xanh.
Gần như ngay lập tức, sau khi sắc lệnh mới được ông Trump phê duyệt, cổ phiếu vài doanh nghiệp khai thác đất hiếm của Úc, Trung Quốc và Mỹ, một vài doanh nghiệp xe hơi Nhật Bản hay các nhà sản xuất pin của Hàn Quốc đã tụt dốc. Các nhà phân tích thị trường cho rằng, đây chỉ là tác động ngắn hạn mang tính phản ứng trước động thái mới của chính quyền Mỹ. Còn các tập đoàn kể trên sẽ tìm ra những thị trường khác vẫn còn đang có nhu cầu để bù đắp cho doanh thu bị thâm hụt do tác động từ sắc lệnh mới của ông Trump.
Nhà phân tích thị trường Glyn Lawcock của ngân hàng đầu tư Úc Barrenjoey cho rằng: “Cứ mỗi lần có quy định rút những khoản hỗ trợ để kích thích thị trường, ngay lập tức nhu cầu thị trường sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng rồi nhu cầu vẫn sẽ tăng trưởng, ngay cả khi xét riêng tại thị trường Mỹ, nhu cầu xe điện sẽ giảm trong suốt quãng thời gian ông Trump tại vị.”
Xét trên quy mô toàn cầu, hầu hết nhu cầu ô tô điện đều nằm ở thị trường Trung Quốc, với 11 triệu xe bán ra, tương đương 65% thị phần ô tô điện toàn thế giới. Con số này của thị trường Bắc Mỹ chỉ là 10%, theo ước tính của Liontown Resources, nhà sản xuất lithium của Úc. Còn trong khi đó, phần còn lại của cả thế giới đang đạt tăng trưởng doanh số xe điện bán ra thị trường tăng 27% so với cùng kỳ 2023, đạt 1.3 triệu chiếc.
Những hãng xe điện Trung Quốc đang rất cần tăng trưởng doanh số cũng như nhu cầu ô tô trên toàn thế giới, đơn giản vì vài tháng trước khi rời Nhà Trắng, tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh áp 100% thuế nhập khẩu đối với những chiếc ô tô điện từ Trung Quốc.
Và nếu không sản xuất pin xe điện, thì các hãng vẫn sẽ cần nguồn cung đất hiếm hay lithium để sản xuất những hệ thống pin lưu trữ năng lượng cho những hệ thống điện sạch, từ điện gió đến điện mặt trời. Rồi đương nhiên, nhu cầu đất hiếm sản xuất máy chủ hay thiết bị công nghệ tiêu dùng vẫn sẽ rất cao, xét riêng tại Mỹ.
từ khóa
- MERCEDES-BENZ
- C200
- AVANTGARDE
- C200 AVANTGARDE
- MERCEDES-BENZ C200 AVANTGARDE
- Toyota Corolla Cross
- Toyota
- Corolla Cross
- Mitsubishi Xpander
- Mitsubishi
- Xpander
- Mazda CX-5
- Mazda
- CX-5
- Hyundai Santa Fe
- Hyundai
- Santa Fe
- Volvo XC60 Recharge
- Volvo
- XC60
- Recharge
- Car Awards
- Wuling Hongguang MiniEV
- Fadil
- kia
- kia morning 2024
- Audi Q7
- audi
- CRV
- BMW
- khuyenmai
- PORSCHE
- định danh biển số
- winnerX
- Mitsubishi Xforce
- c300
- NISSAN
- ISUZU
- JAGUAR
- SUBARU
- PEUGEOT
- MASERATI
- MG
- SUZUKI
- HONDA
- BYD
- Omoda
- ford
- vinfast
- LEXUS
- JEEP
- LAND ROVER
- MINI
- GEELY
- BIỂN SỐ XE
- FORD TERRITORY